Thẩm định công ty cần tìm
Trong các bài học trước, sau khi có ý tưởng đầu tư vào một
công ty nào đó, bạn check nhanh các chỉ số tài chính như ROE, hệ số nợ, P/E và
P/B của công ty, nếu thấy các chỉ số đều ổn, bước tiếp theo bạn sẽ phải thậm định
chi tiết về công ty trước khi thực sự đầu tư. Có rất nhiều cách để tìm hiểu chi
tiết về 1 công ty, trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số cách đơn giản
và phổ biến nhất.
Tìm kiếm thông tin báo cáo phân tích từ các chuyên trang tổng hợp.
Nhà đâu tư có thể vào một số trang chủ của từng công ty chứng
khoán hoặc một số trang web chuyên tổng hợp các báo cáo phân tích của các công
ty chứng khoán (như trang chủ của công ty chứng khoán Cafef, Cafebiz,…) để tìm
kiếm thông tin về cổ phiếu mà mình quan tâm. Trong các báo cáo phân tích này, Nhà đầu tư cần tìm đọc các thông tin sau:
- Ngành nghề hoạt động của Công ty là gì, cơ cấu doanh thu đến từ những mảng nào?
- Kết quả kinh doanh tính đến quý gần nhất có tốt không? Dự kiến trong thời gian tới sẽ tốt hay xấu?
- Có những cơ hội, rủi ro nào cho doanh nghiệp trong thời gian tới?
Lưu ý:
Báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán thường
dựa vào những thông tin chính thức, có tính xác thực cao, tuy nhiên đôi khi lại
chưa kịp phản ánh những thông tin ngoài lề, hoặc sẽ có những công ty chưa được
công ty chứng khoán phân tích. Do đó Nhà đầu tư nên tiếp tục tìm kiếm thông tin
trên các công cụ kế tiếp.
Tìm kiếm qua Google
Google thực sự là một công cụ hữu ích tìm kiếm tuyệt vời nếu
bạn biết cách tận dụng, bạn có thể dùng Google để tìm kiếm các tin đồn / những
bài phân tích của các thành viên thị trường trên các diễn đàn về chứng khoán. Bạn
còn có thể điều chỉnh khoảng thời gian tìm kiếm trong công cụ tool của Google,
ví dụ, chỉ tìm những bài viết trong vòng 1 năm gần nhất.
Lưu ý:
Nguồn thông tin từ các diễn đàn đa dạng hơn nhưng đồng
nghĩa với tính xác thực có thể không cao, Nhà đầu tư cần biết phân biệt giữa một
bài viết có chất lượng cao với một bài viết kém chất lượng. Những bài phân tích
chất lượng cao cần có nội dung chi tiết, được chuẩn bị công phu, có luận điểm,
luận cứ rõ ràng, nên dựa trên các số liệu cụ thể chứ không chỉ suy luận thông
thường. Có một mẹo nữa là nhà đầu tư có thể vào profile của tác giả bài phân
tích để xem các bài phân tích trước đấy, đánh giá được 1 phần trình độ của người
phân tích.
Tìm kiếm thông tin từ mạng xã hội
Cũng giống như các diễn đàn chứng khoán, mạng xã hội như
facebook, zalo…có lượng người dùng đông đảo, nguồn thông tin đa dạng, chất lượng
các bài phân tích có thể từ rất cao đến rất thấp. Tuy nhiên trên các mạng xã hội
chưa có tính năng đánh giá bài viết, người dùng khó có thể tham khảo lại lịch sử
các bài phân tích trước đây của tác giả, rất dễ gặp các tài khoản ảo / clone được
dùng để hô hào, lôi kéo các nhà đầu tư.
Tự phân tích cổ phiếu
Nếu các chuyên gia phân tích chưa làm bạn hài lòng, bạn có
thể tự tìm hiểu, tự nghiên cứu Báo cáo tài chính và các tài liệu khác của Công
ty nhằm tự đưa ra phân tích của riêng mình. Việc mình tự nghiên cứu Báo cáo tài
chính sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty mình đang muốn đầu tư nhất là khi bạn
đã có nền tảng về kế toán / tài chính. Còn nếu bạn đến từ ngành nghề lĩnh vực
khác mà vẫn muốn tự mình làm phân tích, chúng tôi sẽ giới thiệu sâu hơn về phân
tích báo cáo tài chính trong các chương sau.
Note:
Quý độc giả của chúng tôi khi đọc đến đoạn này chắc hẳn bạn là một người nghiêm túc muốn học hỏi, tích lũy kiến thức để tham gia quá trình đầu tư sinh lời. Chúng tôi, phần nào đánh giá cao sự nghiêm túc, tìm tòi, học hỏi của các bạn.
Bài 50 của ACESTOCK (chúng tôi) phát hành đến đây là kết thúc, cùng đón chờ những kiến thức cơ bản khác nhưng lại vô cùng hữu ích trong quá trình đầu tư của bạn mà ở Bài 51 mà chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian ngắn nhất.
ACESTOCK#luôn#đồng#hành#cùng#bạn.
0 Comments