Room chứng khoán là gì?
Room chứng khoán là một khái niệm biểu thị cho số lượng cổ
phiếu tối đa mà nhà đầu tư được phép sở hữu. Họ chỉ được phép mua số lượng cổ
phiếu đã phát hành tối đa theo tỷ lệ phần trăm (%) tối đa được quy định.
Room nước ngoài (room khối ngoại) trong chứng khoán là gì?
Room khối ngoại là tỷ lệ phần trăm (%) cổ phiếu mà tổng các
nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu. Họ chỉ được phép mua số lượng cổ phiếu
đã phát hành tối đa theo tỷ lệ phần trăm (%) tối đa được quy định.
Ví dụ:
Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại VCB, BID, CTG…chỉ là 30%
tuy nhiên một số ngân hàng khác như TCB, TPB…tỷ lệ sở hữu khối ngoại lên đến
100%.
Mục đích của quy định này là tránh việc nhà đầu tư nước
ngoài thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam. Room nước ngoài có thể được thay đổi
tùy vào từng giai đoạn đối với từng doanh nghiệp, việc tăng hay giảm room khối
ngoại của doanh nghiệp do HĐQT công ty quyết định và phải được sự xem xét chấp
thuận của UBCKNN.
Cổ phiếu kín room ngoại là gì?
Cổ phiếu kín room ngoại là cổ phiếu không công bố tỷ lệ phần
trăm (%) mà room ngoại được đầu tư ra công chúng. Cổ phiếu kín room ngoại sẽ
làm cho các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư căn cứ
trên tỉ lệ room ngoại.
Hiện nay nhóm chỉ số VN30 chỉ còn 6 cổ phiếu đang kín room
ngoại bao gồm MWG, FPT, cơ điện lạnh (REE)…Trong khi đó nhiều cổ phiếu đáng chú
ý khác đã hở room lớn như khang điền (KDH), Nam Long (NLG),…
Chứng khoán hết room – cổ phiếu hết room là gì?
Cổ phiếu hết room là các cổ phiếu đã hết khối lượng bán ra
cho nhà đầu tư, do nhà đầu tư đang nắm giữ không bán ra, hoặc tổng khối lượng
giao dịch mỗi ngày vượt quá tỷ lệ khối lượng giao dịch cổ phiếu mà nhà đầu tư
được giao dịch.
Do mỗi cổ phiếu phát hành ra thị trường, đều quy định room
(tỷ lệ phần trăm (%)) tổng số cổ phiếu được mang ra giao dịch. Nên khi chứng
khoán hết room là lúc nhà đầu tư không thể mua vào thêm được nữa.
Việc quy định mức room trong chứng khoán là quy định để
tránh nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam. Số lượng room chứng
khoán có giới hạn nên khi cạn room – các nhà đầu tư nước ngoài mua hết số cổ
phiếu được phép nắm giữ, họ sẽ không mua thêm được nữa.
Cạn room nước ngoài khiến cho thanh khoản cũng như biến động
giá của cổ phiếu giảm mạnh do mất đi lực mua từ nhà đầu tư nước ngoài. Giá cổ
phiếu lúc này chỉ còn trông chờ vào nhà đầu tư trong nước mà thôi.
Theo nghị định 30/2015, nhà đầu tư nước ngoài có thể được
nâng tỷ lệ sở hữu lên 100% ở hầu hết các doanh nghiệp đang niêm yết. Điều đó đồng
nghĩa với nhà đầu tư nước ngoài có thể mua thêm được nhiều cổ phiếu mới.
Ngược lại với hết room, thì room còn lại trong chứng khoán
là phần còn lại (tỷ lệ phần trăm còn lại) của tổng số khối lượng cổ phiếu còn
được phép giao dịch trên thị trường.
Nới room chứng khoán là gì – nới room cho nhà đầu tư nước ngoài.
Nới room chứng khoán là khi cổ phiếu rơi vào tình trạng cạn
room, phía HĐQT của doanh nghiệp sẽ trình UBCKNN xem xét nới room – tăng khối
lượng, tăng tỷ lệ phần trăm khối lượng cổ phiếu được phép giao dịch.
Ví dụ:
Tháng 11/2018 SAB ( Công ty cổ phần bia – rượu – NGK Sài
Gòn) đã nới room khối ngoại từ 49% lên 100%, tức là không còn giới hạn số cổ
phiếu Nhà đầu tư Nước ngoài được sở hữu tại công ty này.
Note:
Quý độc giả của chúng tôi khi đọc đến đoạn này chắc hẳn bạn là một người nghiêm túc muốn học hỏi, tích lũy kiến thức để tham gia quá trình đầu tư sinh lời. Chúng tôi, phần nào đánh giá cao sự nghiêm túc, tìm tòi, học hỏi của các bạn.
Bài 19 của ACESTOCK (chúng tôi) phát hành đến đây là kết thúc, cùng đón chờ những kiến thức cơ bản khác nhưng lại vô cùng hữu ích trong quá trình đầu tư của bạn mà ở Bài 20 mà chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian ngắn nhất.
ACESTOCK#luôn#đồng#hành#cùng#bạn.
0 Comments