Cách Đọc Hiểu Bảng Giá Chứng Khoán Chi Tiết - Cho Người Mới

Cách đọc bảng giá chứng khoán


Tổng quan

Bảng giá chứng khoán là nơi hiển thị giá chào mua, chào bán và giá đã được thực hiện khớp lệnh trong một ngày giao dịch của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán


Để đọc hiểu được bảng giá chứng khoán, bạn cần phải đọc hiểu được những thuật ngữ sau


Giá trần (màu tím, thuật ngữ được NĐT hay dùng: CE)

  • Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu trong ngày giao dịch.

Giá sàn (màu xanh da trời)

  • Là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu trong ngày giao dịch.

Giá tham chiếu (màu vàng)

  • Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó, trừ các trường hợp đặc biệt (sàn upcom lấy giá tham chiếu ngày hôm sau bằng trung bình cộng giá cao nhất và giá thấp nhất).

Giá tăng (màu xanh)

  • Cao hơn giá tham chiếu thể hiện bằng màu xanh lá.

Giá giảm (màu đỏ)

  • Thấp hơn giá tham chiếu và được thể hiện bằng màu đỏ.

Giá cao nhất

  • Là mức giá cao nhất trong một phiên hoặc khoảng một thời gian giao dịch trong phiên.

Giá thấp nhất

  • Là mức giá thấp nhất trong một phiên hoặc khoảng một thời gian giao dịch trong phiên được nhắc đến.

Dư mua

  • Là khối lượng nhà đầu tư đặt mua một cổ phiếu nào đó nhưng chưa khớp được lệnh, và khối lượng mua nhiều hơn NĐT bán cổ phiếu đó.

Dư bán

  • Là khối lượng nhà đầu tư đặt bán một cổ phiếu nào đó nhưng chưa khớp được lệnh, và khối lượng bán nhiều hơn NĐT mua cổ phiếu đó.

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài


Là dòng tiền các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu trên thị trường trong ngày giao dịch.(gồm 2 cột)

  • Cột “Mua”: số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.

  • Cột “Bán”: số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

 

Bảng giá chứng khoán
Bảng giá chứng khoán.

Tổng khối lượng khớp lệnh

Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch.


Bên Mua Và Bên Bán Trong Phiên Giao Dịch

Nói một cách dễ hiểu thực tế nhất các bạn cứ tưởng tượng trong phiên giao dịch giống như khi mà các bạn đi chợ. Các bạn mua “Tôm” chẳng hạn, người bán họ báo giá là 200K/kg các bạn giả người bán “Tôm” chỉ 180k/kg thì mới mua không thì thôi. Người khác lại giả giá cao hơn bạn 185k/kg, người khác nữa lại giả 190 k/kg.

Tương tự như vậy người bán có rất nhiều người bán với giá chênh nhau ở trên là 200k/kg, người khác lại 205k/kg, khác nữa thì 210k/kg….Và cuối cùng là giá thỏa thuận giữa hai bên người mua chịu mua với giá “mà người bán đưa ra ở trên”, hoặc người bán chịu bán với giá “mà người mua đưa ra ở trên” thì sẽ gọi giao dịch thành công (khớp lệnh)

Nói một cách thực tế thì là như vậy, còn lý thuyết thì xin mời Quý độc giả đọc ở bên dưới để hiểu rõ hơn.


Bên mua

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 3 mứa giá đặt mua tốt nhất ( giá đặt mua cao nhất được ưu tiên lên hàng đầu) và khối lượng mua tương ứng.

Cột “Giá 1” và “KL 1”

  • Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.

Cột “Giá 2” và “KL 2”

  • Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.

Cột “Giá 3” và “KL 3” 

  • Là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.


Bên mua cổ phiếu
Bên mua cổ phiếu


Bên bán

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán. Mỗi cột bao gồm Giá bán và Khối lượng (KL) bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 3 mứa giá đặt bán tốt nhất ( giá đặt bán thấp nhất được ưu tiên lên hàng đầu) và khối lượng bán tương ứng.

Cột “Giá 1” và “KL 1”

  • Biểu thị mức giá đặt bán thấp nhất hiện tại và khối lượng đặt bán tương ứng.

Cột “Giá 2” và “KL 2”

  • Biểu thị mức giá đặt bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt bán tương ứng. Lệnh đặt bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt bán ở mức Giá 1.

Cột “Giá 3” và “KL 3” 

  • Là lệnh đặt bán có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt bán ở mức Giá 2.


Bên bán cổ phiếu
Bên bán cổ phiếu.


Khớp lệnh

Là việc bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (không cần xắp xếp, giao dịch tự nguyện cá nhân NĐT) hoặc bên bán chập nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua.


Ở cột này gồm 3 yếu tố

  • Cột “Giá”: Mức giá khớp lệnh trong phiên hoặc cuối ngày.

  • Cột “KL” (Khối lượng thực hiện hay khối lượng khớp): khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.

  • Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức giá thay đổi so với giá Tham chiếu.

  • Cột “%”: Tăng/giảm giá theo tỷ lệ % so với giá tham chiếu.

 

Giá cao nhất trong phiên

Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (chưa chắc đã phải giá trần).


Giá thấp nhất trong phiên

Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải giá sàn).


Giá trung bình

Được tính bằng trung bình cộng của Giá cao nhất và Giá thấp nhất.


Giá ATO: Giá mở cửa.


Giá ATC: Giá đóng cửa.


Giá ATO/ATC: không ghi giá cụ thể, là mức giá tại đó mà khối lượng được khớp nhiều nhất.


Kết luận

Như vậy, ở bên trên là tất cả những kiến thức cơ bản về cách đọc bảng mã chứng khoán mà ACESTOCK (chúng tôi) muốn chia sẻ cho các bạn là những người mới muốn học tập tìm hiểu tham gia vào thị trường chứng khoán. Chúng tôi hy vọng bạn sau khi đọc xong phần tài liệu mà chúng tôi đã chia sẻ bên trên, các bạn có thể hiểu được chi tiết cách đọc bảng mã chứng khoán và sớm đi vào đầu tư.

Đến đây là kết thúc Bài 2ACESTOCK muốn chia sẻ cho Quý độc giả, cùng chờ đón những kiến thức cơ bản khác nhưng lại vô cùng hữu ích trong quá trình đầu tư của bạn mà ở Bài 3 mà chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian sớm nhất.

ACESTOCK#luôn#đồng#hành#cùng#bạn.

Post a Comment

0 Comments