Những tâm lý sai lầm khi đầu tư chứng khoán.
- Tâm lý là sự phản ánh chuẩn xác về thái độ của nhà đầu tư trước các diễn biến của thị trường chứng khoán. Hiện nay có rất nhiều tâm lý có thể ảnh hưởng đến hành vi và dự định của nhà đầu tư. Trong đó, một số tâm lý sai lầm phổ biến khi đầu tư chứng khoán gồm.
Tâm lý bầy đàn
- Yếu tố tâm lý bầy đàn được dùng để chỉ sự bắt chước lẫn nhau của một nhóm nhà đầu tư dẫn đến những hành động, quyết định theo đám đông. Hành vi của mỗi nhà đầu tư cá nhân trong đám đông chịu sự tác động và điều chỉnh từ những nhà đầu tư khác. Tâm lý bầy đàn sẽ thôi thúc lòng tham không đáy của nhà đầu tư vì khi đó họ chấp nhận mua cổ phiếu giá cao, đồng thời tin rằng thị trường sẽ có người chấp nhận mua lại nó với giá cao hơn.
- Trường hợp đám đông cũng mua vào một loạt cổ phiếu sẽ dễ tạo ra giá ảo và không thực chất. Ngược lại đối với trường hợp nhà đầu tư lo sợ giá cổ phiếu giảm sẽ dẫn đến việc bán tháo để cắt lỗ, gây ra giảm sàn ở nhiều cổ phiếu.
- Nguyên nhân của tâm lý bầy đàn xuất phát từ những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, không nắm bắt đầy đủ thông tin, tính chuyên nghiệp và kỷ luật chưa cao khi tham gia thị trường…Vì vậy để không cuốn vào tâm lý bầy đàn, nhà đầu tư cần chuẩn bị cho mình một cái đầu lạnh, song song với đó là việc không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để tránh bị phụ thuộc vào đám đông.
Tâm lý quá tự tin
- Tự tin thái quá là hành vi tâm lý trong đầu tư chứng khoán phổ biến nhất. Nó có thể che mờ đi lý trí của bạn khi dự đoán kết quả của đầu tư. Nhà đầu tư khi quá tự tin thường sẽ không quan trọng việc đa dạng hóa danh mục. Cũng chính vì thế, họ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các biến động của định giá cổ phiếu cũng như thị trường chung.
Tư duy chấp vá
- Tư duy chấp vá cũng là một tâm lý đầu tư chứng khoán có liên quan đến sự tự tin thái quá của nhà đầu tư. Ví dụ như, vào ban đầu, bạn đưa ra quyết định đầu tư dựa trên những thông tin có sẵn. Nhưng sau đó, bạn lại nhận được thông tin khác có ảnh hưởng đến dự đoán ban đầu.
- Tuy nhiên, thay vì bắt đầu phân tích điều mới, bạn chỉ chăm chú vào việc chỉnh sửa lại các phân tích cũ. Lúc này, bạn đang tư duy theo lối mòn, phân tích một cách chắp vá. Điều này không giúp bạn phản ánh được đầy đủ từ các thông tin mới. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến các nhà đầu tư bị rối bời với những thông tin mới.
Giảm thiểu hối tiếc
- Ví dụ, khi bạn bán cổ phiếu với mức lợi nhuận kỳ vọng 20% và sau đó giá lại tiếp tục tăng. Lúc này, bạn sẽ bắt đầu tự nhủ với bản thân rằng: “Nếu biết sẽ tăng thế này tôi đã đợi tiếp chứ không bán làm gì. Tiếc thật!”
- Hoặc ngược lại, cổ phiếu của bạn đang giảm điểm, bạn phải trải qua thời gian nhanh chóng bán tháo để ngăn chặn sự thua lỗ.
- Kết quả của giao dịch trong quá khứ thường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức giao dịch của bạn trong tương lai. Tất cả những hối tiếc trên sẽ làm cho bạn thấy khó chịu và ức chế. Do đó, bạn nên tránh đầu tư tập chung hoặc cân nhắc thận trọng để tránh đưa ra các quyết định hối tiếc.
Khung phụ thuộc
- Mức độ rủi ro của bạn được xác định dựa trên hoàn cảnh tài chính cá nhân, giới hạn thời gian đầu tư hay số vốn đã rót vào. Khung phụ thuộc là khái niệm đề cập đến xu hướng thay đổi khả năng chịu rủi ro dựa trên xu hướng thay đổi khả năng chịu rủi ro dựa trên xu thế chung của thị trường.
- Ví dụ như, nếu bán không muốn chịu rủi ro cao khi thị trường đi xuống thì bạn cũng phải sẵn sàng chịu rủi ro cao hơn lúc thị trường bắt đầu tăng điểm.
Tâm lý sợ thua lỗ
- Đối với các nhà đầu tư, tiền chính là đứa con tinh thần quý giá. Do đó, không một ai thích cảm giác thua lỗ và mất tiền cả. Tuy nhiên, việc ám ảnh, ác cảm với cảm giác thua lỗ có thể dẫn đến những khoản tổn thất nặng nề hơn.
- Ví dụ, một trong số các khoản đầu tư của bạn có thể giảm 20 – 25% vì lý do tốt. Lúc này, quyết định phổ biến là quên đi thua lỗ ấy và tiếp tục đầu tư. Tuy nhiên, bạn lại không thể làm cho giá chứng khoán tăng trở lại.
- Và những suy nghĩ tiếp theo sẽ rất nguy hiểm, bởi nó thường dẫn đến những tổn thất nặng nề khác. Hành động này cũng như các “con bạc” cố gắng cược những khoản tiền lớn hơn với hy vọng gỡ gạc lại số vốn đã mất.
Cơ chế phòng thủ
- Thông thường, các nhà đầu tư thường hình thành một tâm lý chung là cơ chế phòng thủ. Đôi khi, các khoản đầu tư bị thua lỗ, bạn sẽ nghĩ rằng đó không phải lỗi của bản thân mình. Suy nghĩ này được hình thành vì bạn đang quá là tự tin.
- Từ sự tự tin thái quá ấy, nó sẽ tạo cho bạn một cơ chế phòng thủ dành cho bản thân. Nhà đầu tư sẽ không chịu nhận lấy khuyết điểm của mình mà bắt đầu đổ lỗi do thị trường…
Note:
Quý độc giả của chúng tôi khi đọc đến đoạn này chắc hẳn bạn là một người nghiêm túc muốn học hỏi, tích lũy kiến thức để tham gia quá trình đầu tư sinh lời. Chúng tôi, phần nào đánh giá cao sự nghiêm túc, tìm tòi, học hỏi của các bạn.
Bài 30 của ACESTOCK (chúng tôi) phát hành đến đây là kết thúc, cùng đón chờ những kiến thức cơ bản khác nhưng lại vô cùng hữu ích trong quá trình đầu tư của bạn mà ở Bài 31 mà chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian ngắn nhất.
ACESTOCK#luôn#đồng#hành#cùng#bạn.
0 Comments