Các chỉ số về thanh khoản
Chỉ số
thanh toán hiện hành (ngắn hạn): Tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn.
Chỉ số này giúp chúng ta có thể đánh giá khả năng thanh
toán các khoản nợ và nghĩa vụ trong ngắn hạn của doanh nghiệp dựa trên các tài
sản ngắn hạn tại.
Chỉ số
thanh toan nhanh: (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn.
Tương tự chỉ số thanh toán hiện hành nhưng loại phần hàng tồn
kho, giúp đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ trong ngắn hạn
của doanh nghiệp.
Chỉ số
thanh toán tiền mặt: (tiền mặt / nợ ngắn hạn.)
Tương tự chỉ số thanh toán hiện hành nhưng loại phần hàng tồn
kho và phải thu, giúp đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ
trong ngắn hạn của doanh nghiệp.
Các chỉ số về đòn bẩy
Các chỉ số này giúp chúng ta có thể đánh giá được lượng đòn
bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang sử dụng.
- Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản: Tổng nợ / tổng tài sản.
- Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu: Nợ vay / Vốn chủ sở hữu.
Một số dấu hiệu cần thận trọng
Phải thu lớn, không rõ ràng:
Nếu đánh giá thấy lượng thu chiếm tỷ lệ lớn hơn trên BCTC,
chúng ta có thể xem xét chi tiết hơn ở phần thuyết minh xem cụ thể các khoản đó
là với những khách hàng, đối tác nào? Có thực sự hợp lý với hoạt động kinh
doanh cốt lõi của công ty hay không? Và từ thông tin cụ thể về công nợ với các
đối tác, ta có thể tương đối đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi của từng
khoản trọng yếu.
Nếu các khoản phải thu đó quá lớn so với các doanh nghiệp
cùng ngành, và thông tin công bố của doanh nghiệp không rõ ràng, sẽ là dấu hỏi
lớn về giá trị thực của các khoản phải thu này.
Ví dụ: doanh nghiệp có 14.7 nghìn tỷ đồng phải thu ngắn hạn
và 6.2 nghìn tỷ phải thu dài hạn trên tổng tài sản 37.8 ngàn tỷ đồng.
Các nghĩa vụ ngoại bảng lớn
Một số doanh nghiệp có thể có các nghĩa vụ cam kết ngoại bảng
khá lớn, tuy không được tính vào trong tổng tài sản, nhưng cần đánh giá quy mô
và độ trọng yếu của các khoản mục này.
Ví dụ: doanh nghiệp có cam kết ngoại bảng lên tới 60 nghìn
tỷ đồng trong khi tổng tài sản và vốn chủ ở mức 45 nghìn và 14.9 nghìn tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng của nợ vay quá nhanh
Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng quy mô bảng cân đối
quá nhanh, chủ yếu sử dụng nợ vay để huy động nguồn cho các dự án mới, chúng ta
nên nghiện cứu kỹ từ các nguồn thông tin khác để đánh giá độ hiệu quả của các dự
án đó và rủi ro tiềm ẩn với việc mở rộng nợ vay quá nhanh.
Lợi thế thương mại
Các doanh nghiệp thông qua M&A ghi nhận những khoản lợi
thế thương mại lớn bất thường so với tổng tài sản của công ty mẹ và so với quy
mô tài sản ròng của công ty con.
Một số dấu hiệu tích cực
Giá vốn và chất lượng của hàng tồn kho
Một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động
sản, việc duy trì và phát triển doanh thu trong tương lai phụ thuộc nhiều vào
quỹ đất. Từ thông tin chi tiết: quy mô của các dự án và giá trị sổ sách, ta có
thể ước lượng được giá vốn trung bình của quỹ đất, từ đó có thể phân tích sâu
hơn: so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, so sánh với giá bán để ước tính
biên lợi nhuận. Nhìn chung, các doanh nghiệp với quỹ đất lớn và giá vốn rẻ sẽ
có lợi thế.
Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất
Mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào các dự án mới là yếu tố
quan trọng cho tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp, với các doanh nghiệp sản
xuất, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp nặng, chúng ta có thể phân tích
tài sản cố định để đánh giá tiềm năng.
Độ tuổi tài sản hữu hình
Với các dự án đã vận hành lâu, ta có thể ước tính được độ
tuổi trung bình của tài sản cố định thông qua lượng khấu hao lũy kế, và cũng có
thể ước tính được số năm khấu hao còn lại với doanh nghiệp.
Với nhiều doanh nghiệp, kể cả sau khi hết khấu hao kế toán,
tài sản / nhà xưởng đó vẫn có thể tiếp tục hoạt động bình thường, do đó lợi nhuận
của doanh nghiệp sẽ được tăng lên đáng kể sau những năm hết khấu hao.
Với một số doanh nghiệp khác, chúng ta có thể kết hợp với
việc phân tích tình hình kinh doanh và định hướng của lãnh đạo doanh nghiệp, để
đánh giá xem liệu doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đầu tư sau khi hết khấu hao.
Ví dụ: nhà máy của ACE có giá trị 22 nghìn tỷ, khấu hao
trung bình 2 nghìn tỷ / năm, vậy còn khoảng 3 năm nữa sẽ hết khấu hao.
Dự án mới
Với các dự án lớn mới, doanh nghiệp thường sẽ phải huy động
vốn bằng tăng tỷ lệ nợ vay, do đó trong giai đoạn đầu, khi dự án chưa hoàn
thành, hoặc mới đi vào hoạt động, công suất chưa vận hành ở mức tối đa, nhưng lại
phải chịu khấu hao nhiều cộng với chi phí lãi vay, có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận
trong ngắn hạn.
Tuy nhiên chúng ta có thể thông qua các thông tin công bố về
dự án và tiềm năng chung của thị trường, để đánh giá tiềm năng của dự án khi
đưa vào hoạt động, nếu thành công, việc mở rộng quy mô sản xuất sẽ có lợi ích về
dài hạn cho doanh nghiệp.
Nhà đầu tư cũng có thể ước tính tiến độ hoàn thành và dự kiến
thời điểm đưa vào hoạt động của dự án thông qua việc đánh giá lượng tài sản dở
dang so với tổng mức đầu tư vào dự án.
Ví dụ: dự án
Dung quất giai đoạn 1 của HPG.
Khách hàng trả tiền trước
Lượng tiền khác hàng trả tiền trước là một tiêu chí tích cực
giúp chúng ta có thể đánh giá được doanh thu trong tương lai. Thường là với các
doanh nghiệp Bất động sản, khách hàng có thể đăng ký mua trước khi dự án hoàn
thiện, khoản này sẽ được ghi nhận trong doanh thu khi công ty thực hiện bàn
giao dự án.
Tỷ lệ trả trước càng cao càng chứng tỏ khả năng hấp thụ của
dự án tốt, nhu cầu thị trường dồi dào và đây cũng là dòng tiền quan trọng giúp
doanh nghiệp hoàn thiện dự án, giảm gánh nặng phụ thuộc vào vốn vay.
Chúng ta có thể đánh giá số liệu này so với ngành và so với
các năm trước để đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp.
Dự phòng nợ xấu cao
Các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng sẽ phải ghi nhận
những khoản dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu. Có một số ngân hàng với khẩu
vị rủi ro thận trọng, có thể ghi nhận phần dự phòng rủi ro này rất cao so với tổng
mức nợ xấu. Đây là 1 tín hiệu tốt, vì nếu sự kiện rủi ro có xảy ra trong tương
lai, ngân hàng cũng đã có bộ đệm là khoản dự phòng này để xử lý các khoản nợ xấu,
còn trường hợp tích cực, nếu các khoản nợ xấu có thể thu hồi được nhiều hơn, việc
hoàn nhập lại các khoản dự phòng này sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Quý độc giả của chúng tôi khi đọc đến đoạn này chắc hẳn bạn là một người nghiêm túc muốn học hỏi, tích lũy kiến thức để tham gia quá trình đầu tư sinh lời. Chúng tôi, phần nào đánh giá cao sự nghiêm túc, tìm tòi, học hỏi của các bạn.
Bài 54 của ACESTOCK (chúng tôi) phát hành đến đây là kết thúc, cùng đón chờ những kiến thức cơ bản khác nhưng lại vô cùng hữu ích trong quá trình đầu tư của bạn mà ở Bài 55 mà chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian ngắn nhất.
ACESTOCK#luôn#đồng#hành#cùng#bạn.
0 Comments