Phân Tích Cơ Bản Trong Đầu Tư Chứng Khoán

 

Phân Tích Cơ Bản Trong Đầu Tư Chứng Khoán

Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán

  • Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp đo lường giá trị nội tại của chứng khoán bằng cách kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và triển vọng phát triển của công ty trong tương lai.


  • Các nhà phân tích cơ bản nghiên cứu bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như trạng thái của nền kinh tế và điều kiện ngành đến các yếu tố kinh tế vi mô như hiệu quả quản lý của công ty.

 

Đặc điểm của phân tích cơ bản

  • Mục tiêu của phân tích cơ bản (PTCB) là đánh giá được giá trị nội tại của chứng khoán, nhà đầu tư so sánh với giá hiện tại trên thị trường để xem liệu chứng khoán đó bị định giá thấp hay định giá cao. Dựa vào đó nhà đầu tư quyết định mua hay bán ra cổ phiếu.


  • PTCB sử dụng các dữ liệu công khai của doanh nghiệp như: doanh thu, thu nhập, tăng trưởng trong tương lai, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, biên lợi nhuận và các dữ liệu khác để xác định giá trị cơ bản của công ty và tiềm năng phát triển tương lai.


  • Phương pháp phân tích cơ bản trái ngược với phương pháp phân tích kỹ thuật – tập trung vào việc nghiên cứu giá cả chứng khoán và khối lượng giao dịch để đánh giá hướng đi của cổ phiếu đó.

 

Vai trò của phân tích cơ bản

Đánh giá vai trò quản lý của ban lãnh đạo công ty

  • Sự quản lý được ví như linh hồn của một công ty. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thành công của một công ty. Phân tích cơ bản giúp hiểu được cấu trúc của ban lãnh đạo, cách thức quản lý và cách vận hành công ty.

 

Đánh giá tiềm lực của công ty

  • Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính giúp nhà đầu tư đánh giá đúng về tiềm lực phát triển của công ty đó. Các nhận định về tiềm lực của công ty cũng giúp nhà đầu tư so sánh công ty đó với các đối thủ trên thị trường.

 

Đo lường giá trị hợp lý

  • Sử dụng kết quả từ PTCB, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định giá trị hợp lý của một cổ phiếu bằng cách phân tích các kết quả hoạt động trong quá khứ và hiện tại của công ty đó.


  • Trên cơ sở phân tích này, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định về hành động cần thực hiện. Nếu giá trị nội tại công ty cao hơn giá thị trường, cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị, nhà đầu tư nên mua vào cổ phiếu đó.

 

Dự đoán cổ phiếu trong tương lai

  • Dựa trên các thông số nhất định của PTCB nhà phân tích có thể dự đoán được giá cổ phiếu trong tương lai.

 

Ưu điểm và nhược điểm của phân tích cơ bản

  • Ưu điểm

PTCB là phương pháp được dùng để hỗ trợ nhà đầu tư ra các quyết định đầu tư trong dài hạn.

PTCB giúp nhà đầu tư nhận định được các công ty tốt để đầu tư và đánh giá các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của công ty và giá trị cổ phiếu.

 

  • Nhược điểm

Khi sử dụng phương pháp PTCB nhà đầu tư phải tiếp cận và xử lý một khối lượng lớn thông tin kinh tế và tài chính.

Mức độ chính xác của PTCB phụ thuộc vào tính chính xác của thông tin mà nhà đầu tư sử dụng. Bên cạnh đó, trong phân tích cơ bản có nhiều biến số phải tính đế và giá trị của các biến số này bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan.

Trên thị trường chứng khoán sẽ có nhiều yếu tố tác động mà chúng ta không thể lường trước và không thể phát hiện ra phân tích kỹ thuật. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản không đảm bảo sẽ không đem lại hiệu quả 100% cho các chiến lược đầu tư.

Bởi vậy, các nhà đầu tư cần có một chiến lược quản lý rủi ro để hạn chế tác động của các biến động bất lợi tác động tới danh mục đầu tư của mình.

 

Note:

Quý độc giả của chúng tôi khi đọc đến đoạn này chắc hẳn bạn là một người nghiêm túc muốn học hỏi, tích lũy kiến thức để tham gia quá trình đầu tư sinh lời. Chúng tôi, phần nào đánh giá cao sự nghiêm túc, tìm tòi, học hỏi của các bạn.

Bài 38 của ACESTOCK (chúng tôi) phát hành đến đây là kết thúc, cùng đón chờ những kiến thức cơ bản khác nhưng lại vô cùng hữu ích trong quá trình đầu tư của bạn mà ở Bài 39 mà chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian ngắn nhất.

ACESTOCK#luôn#đồng#hành#cùng#bạn.

Post a Comment

0 Comments