Các Mô Hình Chiết Khấu Về Cổ Tức, Dòng Tiền Tự Do Của Chủ Sở Hữu Và Doanh Nghiệp

Các Mô Hình Chiết Khấu Về Cổ Tức, Dòng Tiền Tự Do Của Chủ Sở Hữu Và Doanh Nghiệp

Giới thiệu về mô hình chiết khấu cổ tức – DDM.

Mô hình chiết khấu cổ tức là mô hình định giá tương đối đơn giản, phù hợp với những công ty có lịch sử hoạt động lâu dài, kết quả kinh doanh ổn định và trả cổ tức hàng năm (Lưu ý là chỉ tính cổ tức bằng tiền, không tính cổ tức bằng cổ phiếu).

 

Do các doanh nghiệp này tương đối ổn định và dữ liệu trả cổ tức trong quá khứ là có thể thu thập được, chúng ta có thể dùng các dữ liệu này để dự báo các dòng tiền cổ tức trong tương lai, từ đó tính giá trị nội tại của cổ phiếu.

 

Trong trường hợp đơn giản nhất, doanh nghiệp cần định giá trả cổ tức đều hàng năm số tiền là D đồng, bạn dự báo công ty sẽ tiếp tục trả cổ tức đều như vậy trong tương lai xa. Công thức tính giá cổ phiếu theo mô hình DDM như sau:

PV = D / r (3)

Nếu bạn yêu toán học và muốn chứng minh công thức này thì cũng đơn giản thôi, bạn chỉ cần tính tổng các dòng tiền trong tương lai D chiết khấu về hiện tại trong n năm, với n tiến đến vô cùng, lãi suất chiết khấu là r, kết quả sẽ ra công thức trên.

 

Trường hợp tiếp theo phức tạp hơn 1 chút, cổ tức công ty bạn  định giá được tăng với một tỷ lệ cố định hàng năm, tức là cổ tức năm sau D1 sẽ bằng cổ tức năm nay D0 nhân với một số cố định nào đó, ví dụ (1+g), ta gọi g là tốc độ tăng cổ tức. Bạn giả định rằng công ty tiếp tục hoạt động ổn định và duy trì chính sách trả cổ tức như cũ trong tương lai. Khi đó công thức tính giá cổ phiếu theo mô hình DDM như sau:

PV = D1 / (r – g) (4)

Có thể thấy ưu điểm của phương pháp này là công thức tính đơn giản, dễ hiểu, nhưng nhược điểm lại cũng đến từ sự đơn giản đó. Giả định được áp dụng khi tính toán theo 2 công thức trên là công ty trả cổ tức đều đặn hàng năm theo quy luật bất biến, tuy nhiên tương lai thì đầy biến động, rất hiếm có doanh nghiệp nào có khả năng duy trì được chính sách cổ tức trong một thời gian dài, bất chấp biến động của thị trường.

 

Do đó, khi bạn nghe nói ai đó đang dùng phương pháp chiết khấu cổ tức để định giá, bạn cần kiểm tra lại tính ổn định của cổ tức công ty trong quá khứ cũng như đánh giá tiềm năng duy trì cổ tức trong tương lai.

 

Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp.

Trong các chương trước chúng ta đã phân biệt giữa giá cả và giá trị, theo đó nhà đầu tư chỉ nên mua một cổ phiếu nào đó nếu xác định được giá cả (thứ ta phải trả) nhỏ hơn giá trị của cổ phiếu đó (thứ ta nhận được).

 

Trong bài này chúng ta sẽ học về một số phương pháp xác định giá trị cổ phiếu biến được các nhà đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán sử dụng.

 

Trước khi đi vào nội dung chi tiết, chúng ta cần thống nhất với nhau rằng mục đích của chương này không phải để nghiên cứu các lý thuyết tài chính khô khan như chương trình đại học / thạc sỹ, cũng không nhằm đào tạo bạn đọc trở thành chuyên gia định giá cổ phiếu chuyên nghiệp. Bởi để làm được bất kỳ việc nào trong hai việc trên sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức, có thể tính bằng một vài học kỳ hay hàng năm kinh nghiệm.

 

Mục đích của chương này là để nhà đầu tư hiểu một cách cơ bản nhất về các phương pháp giả định giá thường dùng, những giả định của các chuyên gia định giá đưa vào mô hình, những hạn chế và sai số của các mô hình định giá.

 

Mô hình FCFF được sử dụng tương đối phổ biến để định giá những công ty không chi trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc chính sách cổ tức không nhất quán theo thời gian (tức là hầu hết các công ty trên thị trường).

 

Dòng tiền luân chuyển được xem như dòng máu của doanh nghiệp, dòng tiền chảy vào khi công ty bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, và công ty chi trả tiền ra bên ngoài để thanh toán các chi phí như lương nhân viên, nộp thuế, phần còn lại công ty đầu tư vào các tài sản dài hạn như máy móc, thiết bị, nhà xưởng.

 

Số tiền còn lại cuối cùng sẽ được trả cho các nhà đầu tư của công ty, bao gồm các chủ nợ và chủ sở hữu, số tiền còn lại này được gọi là dòng tiền tự do của doanh nghiệp – FCFF. Công thức tính toán FCFF cụ thể như sau:

 

FCFF = NI + NCC + [Int x (1 – tax rate)] – Fcinv – WCInv (5)

Trong đó:

NI = lợi nhuận sau thuế (net income)

NCC = chi phí không bằng tiền (noncash charges) ví dụ: chi phí khấu hao.

Int = Chi phí lãi vay (Interest expense)

Tax rate = Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

FCInv = đầu tư dài hạn

WCInv = đầu tư vào vốn lưa động

 

Các thành phân nói trên được tính toán dựa trên các khoản mục trên báo cáo tài chính, do đó về cơ bản để tính FCFF trong tương lai, các chuyên gia định giá sẽ phải dự báo được báo cáo tài chính của công ty trong tương lai (Bao gồm cả Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán).

 

Sau khi tính toán và dự báo dòng tiền tự do trong tương lai, các chuyên gia định giá chiết khấu các dòng tiền này về hiện tại theo lãi suất chiết khấu phù hợp (sử dụng chi phí vốn bình quân WACC), khi đó chúng ta sẽ có giá trị hiện tại của “doanh nghiêp”, doanh nghiệp ở đây bao gồm cả giá trị đầu tư của các chủ nợ và vốn chủ sở hữu. Để có giá trị hợp lý của vốn chủ sở hữu, ta trừ đi giá trị các khoản nợ ra khỏi giá trị doanh nghiệp.

 

Điều cần lưu ý ở đây là, mô hình FCFF rất phức tạp và yêu cầu rất nhiều giả định liên quan đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, nhược điểm của mô hình này là khi một hoặc một số các giả định ban đầu sai, kết quả cuối cùng cũng sẽ sai.


Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do của chủ sở hữu

Trong các bài trước chúng ta đã phân biệt giữa giá cả và giá trị, theo đó nhà đầu tư chỉ nên mua một cổ phiếu nào đó nếu xác định được giá cả (thứ ta phải trả) nhỏ hơn giá trị của cổ phiếu đó (thứ ta nhận được). Trong bài này, chúng ta sẽ học về một số phương pháp xác định giá trị cổ phiếu phổ biến được các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán sử dụng.

 

Trước khi đi vào nội dung chi tiết, chúng ta cần thống nhất với nhau rằng mục đích của chương này không phải để nghiên cứu các lý thuyết tài chính khô khan như chương trình đại học / thạc sỹ, cũng không nhằm đào tạo bạn đọc trở thành chuyên gia định giá cổ phiếu chuyên nghiệp. Bởi để làm được bất kỳ việc nào trong hai việc trên sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức, có thể tính bằng một vài học kỳ hay hàng năm kinh nghiệm.

 

Mục đích của chương này là để nhà đầu tư hiểu một cách cơ bản nhất về các phương pháp định giá thường dùng, những giả định của các chuyên gia định giá đưa vào mô hình, những hạn chế và sai sso của các mô hình định giá.

 

Trong mô hình chiết khấu của dòng tiền tự do của doanh nghiệp, chuyên gia định giá xem toàn bộ doanh nghiệp là một thể thông nhất, dòng tiền tự do được tính toán cho cả các chủ nợ và chủ sở hữu. Trong khi đó đối với mô hình dòng tiền tự do chủ sở hữu, chuyên gia định giá sẽ bóc tách dòng tiền riêng cho chủ sở hữu cuối cùng. Cụ thể công thức FCFE được tính toán như sau:

 

FCFF = FCFF – Int ( 1 – tax rate) + net

Trong đó:

Int = chi phí lãi vay (interest expense)

Tax rate = thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Net borrowing = vay nợ ròng.

 

Giá trị hiện tại của vốn chủ sở hữu sẽ được tính bằng cách chiết khấu các dòng tiền tự do FCFE trong tương lai về hiện tại với lãi suất chiết khấu phù hợp (chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu).

Tương tự mô hình FCFF, mô hình FCFE cũng sử dụng nhiều giả định liên quan đến tình hình kinh doanh tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai và cũng có thể có sai số.


Note:

Quý độc giả của chúng tôi khi đọc đến đoạn này chắc hẳn bạn là một người nghiêm túc muốn học hỏi, tích lũy kiến thức để tham gia quá trình đầu tư sinh lời. Chúng tôi, phần nào đánh giá cao sự nghiêm túc, tìm tòi, học hỏi của các bạn.

Bài 63 của ACESTOCK (chúng tôi) phát hành đến đây là kết thúc, cùng đón chờ những kiến thức cơ bản khác nhưng lại vô cùng hữu ích trong quá trình đầu tư của bạn mà ở Bài 64 mà chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian ngắn nhất.

ACESTOCK#luôn#đồng#hành#cùng#bạn.

Post a Comment

0 Comments