Các mô hình định giá tương đối
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về các mô hình định giá
tương đối, cơ sở lý luận cho các mô hình định giá này là dựa trên “Luật một
giá”, theo đó hai tài sản giống nhau nên được bán với giá tương tự. Ví dụ như bạn
không thể định giá được giá trị sử dụng trong tương lai của 1 chiếc điện thoại
Iphone đời mới là bao nhiêu.
Các mô hình định giá tương đối thường tính toán các chỉ số
định giá của cổ phiếu như Tỷ lệ giá trên thu nhập P/E, tỷ lệ giá trên giá trị sổ
sách P/B…và so sánh chúng với giá trị sổ sách của công ty.
Định giá cổ phiếu với chỉ số P/E.
Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E là cách phổ biến
nhất và có thể áp dụng cho cổ phiếu ở hầu hết các ngành nghề. Tỷ lệ P/E viết tắt
của Price-to-Earnings được tính bằng cách lấy giá thị trường của một cổ phiếu
là giá khớp lệnh gần nhất, có thể tra cứu rất nhanh thông qua bảng giá của các
công ty chứng khoán.
Tuy nhiên giá thị trường trong phiên giao dịch biến động từng
phút, nên ta có thể lấy giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất để làm đại diện
cho giá thị trường. Đối với EPS thì phức tạp hơn, EPS được tính bằng lợi nhuận
sau thuế của doanh nghiệp trong 1 năm tài chính hoặc trong 4 quý gần nhất chia
cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp đó, EPS thường không thay
đổi trong khoảng thời gian 3 tháng cho đến khi BCTC quý tiếp theo được công bố.
Mặc dù công thức tính EPS tương đối phực tạp, rất may là
các chỉ số EPS và P/E đều sẵn có, được cung cấp trên các nền tảng cung cấp dữ
liệu trực tuyến.
Tuy nhiên việc định giá theo P/E không chỉ dùng lại ở việc
so sánh xem giá cổ phiếu đang đắt hay rẻ so với các cổ phiếu tương tự trên thị
trường, các báo cáo định giá sử dụng mô hình P/E của các công ty chứng khoán đều
sử dụng chỉ số Leading P/E. Công thức tính như sau:
Leading P/E = Giá cổ phiếu / EPS dự báo cho 12 tháng tới.
Sử dụng Leading P/E cho phép so sánh giá cổ phiếu đắt hay rẻ
theo kỳ vọng của người định giá về lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai,
chứ không phải kết quả kinh doanh trong quá khứ. Điều này là tương đối hợp lý
vì giá cổ phiếu phản ánh kỳ vọng của thị trường, nếu thị trường nhận định công
ty sẽ có lợi nhuận tốt trong thời gian tới thì giá cổ phiếu sẽ ngày càng tăng
khi BCTC chưa được công bố.
Ngoài ra, trong công thức (1) ta thấy có sự xuất hiện của yếu
tố dự báo EPS ở mẫu số, đây chính là yếu tố làm nên giá trị của một Báo cáo định
giá có chất lượng. Nghịch đảo công thức (1), ta có công thức định giá cổ phiếu
P/E như sau:
Giá cổ phiếu = Chỉ số P/E * EPS dự báo cho 12 tháng tới
(2).
Một số hạn chế trong mô hình P/E như sau:
Nếu doanh nghiệp lỗ, EPS < 0, chỉ số P/E sẽ không có ý
nghĩa.
Nếu lợi nhuận doanh nghiệp biến động mạnh qua các năm,
không có xu hướng cụ thể hay không xuất phát từ hoạt động kinh doanh chính của
doanh nghiệp, việc phân tích chỉ số P/E sẽ gặp nhiều khó khăn.
Chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp khác nhau có thể
rất khác nhau, phụ thuộc lớn vào các ước tính và chính sách kế toán mà doanh
nghiệp áp dụng.
Khó so sánh được các doanh nghiệp sử dụng các mức độ đòn bẩy
tài chính khác nhau.
Và một lưu ý tương tự khi sử dụng các mô hình định giá chiết
khấu dòng tiền, đó là cần xem xét kỹ các giả định được đưa vào mô hình, bởi vì
giả định sai sẽ dẫn đến kết quả sai.
Note:
Quý độc giả của chúng tôi khi đọc đến đoạn này chắc hẳn bạn là một người nghiêm túc muốn học hỏi, tích lũy kiến thức để tham gia quá trình đầu tư sinh lời. Chúng tôi, phần nào đánh giá cao sự nghiêm túc, tìm tòi, học hỏi của các bạn.
Bài 64 của ACESTOCK (chúng tôi) phát hành đến đây là kết thúc, cùng đón chờ những kiến thức cơ bản khác nhưng lại vô cùng hữu ích trong quá trình đầu tư của bạn mà ở Bài 65 mà chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian ngắn nhất.
ACESTOCK#luôn#đồng#hành#cùng#bạn.
0 Comments