Định giá cổ phiếu với chỉ số P/B
Tỷ lệ P/B hay Price – to – Book là tỷ lệ giữa giá thị trường
của cổ phiếu và giá trị sổ sách của nó, công thức tương đối đơn giản:
P/B = Giá cổ phiếu / Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu (2)
Nhà đầu tư cũng có thể dễ dàng tra cứu các thông số này
trên các nền tảng dữ liệu trực tuyến một cách hoàn toàn miễn phí.
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B tương đối phổ biến đối
với các cổ phiếu ngân hàng, nguyên nhân là do các khoản mục tài sản và nợ phải
trả của Ngân hàng thường là tiền và các công cụ tài chính, giá trị các khoản mục
này được định giá lại theo thị trường .
Do đó giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu ngân hàng thường
phản ánh khá sát với giá trị nội tại. Trong khi đó, việc sử dụng phương pháp
P/E trong ngân hàng sẽ tương đối khó khăn do lợi nhuận của Ngân hàng bị phụ thuộc
lớn vào khẩu vị rủi ro của ngân hàng trong từng thời kỳ, nếu thận trọng, ngân
hàng sẽ trích lập dự phòng nợ xấu cao, làm giảm mạnh lợi nhuận và ngược lại, nếu
trích lập dự phòng nợ xấu thấp, lợi nhuận ngân hàng có thể tăng mạnh.
Một số hạn chế của phương pháp định giá P/B gồm:
Giá trị sổ sách không phản ánh giá trị của các tài sản vô
hình, chẳng hạn như văn hóa doanh nghiệp, nguồn lực con người.
Các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh khác nhau có thể sử
dụng các quy mô tài sản khác nhau, dẫn đến việc khó sử dụng P/B để so sánh.
Ví dụ với 2 doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng một lĩnh
vực với quy mô doanh thu tương tự nhau, doanh nghiệp chủ yếu sử dụng các dịch vụ
thuê ngoài sẽ có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tương đối so với doanh nghiệp
không sử dụng dịch vụ thuê ngoài.
Sự khác biệt về chính sách kế toán như khấu hao, vốn hóa
chi phí… sẽ dẫn đến khác biệt trong giá trị sổ sách của tài sản, do đó khó so
sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau.
Với những hạn chế, phương pháp P/B thường chỉ được sử dụng
như một phương pháp định giá bổ sung cho phương pháp P/E khi lợi nhuận doanh
nghiệp biến động lớn hoặc bị âm trong khoản thời gian định giá.
Định giá cổ phiếu với chỉ số EV / EBITDA
Tỷ lệ EV / EBITDA được tính bằng giá trị thị trường của
toàn bộ doanh nghiệp (Enterprise value) chia cho lợi nhuận trước thuế, khấu hao
và lãi vay (EBITDA).
Giá trị thường (EV) của toàn bộ doanh nghiệp được tính theo
công thức:
EV = vốn hóa thị trường + giá trị thị trường của nợ phải trả
- Tiền và các khoản đầu tư.
Lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) được
tính theo công thức sau:
EBITDA = lợi nhuận sau thuế + chi phí lãi vay + thuế + khấu
hao.
Ưu điểm của chỉ số EV / EBITDA gồm:
Có thể so sánh các công ty có mức độ đòn bẩy tài chính khác
nhau:
Hữu ích để định giá các doanh nghiệp có chi phí khấu hao lớn.
EBITDA thường dương ngay cả khi EPS âm.
Nhược điểm của chỉ số EV / EBITDA là công thức tương đối phức
tạp và không trực quan, dễ hiểu như chỉ số P/E.
Cách sử dụng chỉ số EV / EBITDA tương đối giống với chỉ số
P/E, nó được dùng để so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc so sánh với
chính doanh nghiệp trong quá khứ, ngoài ra, nó có thể được dùng để định giá cổ
phiếu nên người phân tích có khả năng dự báo được một cách hợp lý EBITDA của
doanh nghiệp trong 12 tháng tới.
Note:
Quý độc giả của chúng tôi khi đọc đến đoạn này chắc hẳn bạn là một người nghiêm túc muốn học hỏi, tích lũy kiến thức để tham gia quá trình đầu tư sinh lời. Chúng tôi, phần nào đánh giá cao sự nghiêm túc, tìm tòi, học hỏi của các bạn.
Bài 65 của ACESTOCK (chúng tôi) phát hành đến đây là kết thúc, cùng đón chờ những kiến thức cơ bản khác nhưng lại vô cùng hữu ích trong quá trình đầu tư của bạn mà ở Bài 66 mà chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian ngắn nhất.
ACESTOCK#luôn#đồng#hành#cùng#bạn.
0 Comments