Những sai lầm của nhà đầu tư nhỏ
Tôi là một cán bộ hưu trí, dành dụm cả đời được 100 triệu,
cũng định gửi tiết kiệm để dưỡng già. Nhưng theo trào lưu chung, tôi đã mang số
tiền trên đầu tư vào một số liệu cổ phiếu, thời điểm tôi mua vào là gần định
VNI 1.170.
Đến hôm nay, số tiền trên còn lại theo giá thị trường là
hơn 75 triệu. Dường như thị trường đã đúng, còn tôi đã sai. Bằng cách tìm đọc
và nghiền ngẫm các cuốn sách về chứng khoán, tôi thấy mình đã phạm rất nhiều
sai lầm mà hình như đã là nhà đầu tư mới thì hầu như không thể tránh khỏi.
Viết ra những sai lầm của mình cũng là một cách chia sẻ và
rút kinh nghiệm. Theo bảng liệt kê, tôi đã phạm phải khoảng 80 loại sai lầm.
Tôi sẽ viết ra dần những sai lầm của mình.
Không có phương pháp đầu tư (đầu cơ) rõ ràng
Cũng giống như nhiều người, tôi suy nghĩ rất đơn giản: cứ cố
gắng mua được giá thấp thì sẽ bán được giá cao. Nhưng thế nào gọi là thấp thì
tôi không hình dung ra được, tôi luôn có cảm giác mua cổ phiếu giá 40 – 50
nghìn sẽ an toàn hơn các cổ phiếu 400 – 500 nghìn. Nhưng đến giờ thì các cổ phiếu
mà tôi coi là giá rất cao lại có vẻ giảm ít hơn các cổ phiếu tôi coi là giá thấp.
Tôi nghĩ rằng mình đã rất khôn ngoan khi mua hàng nghìn cổ
phiếu giá thấp thay cho hàng chục hay hàng trăm cổ phiếu có giá trị cao. Khi
mua cổ phiếu giá thấp tôi luôn có cảm giác đang mua được nhiều hơn với cùng một
số tiền.
Nhưng hóa ra không phải vậy: không nên suy nghĩ theo số lượng
cổ phiếu mua được, mà nên suy nghĩ theo giá trị số tiền đầu tư. Nên mua mặt
hàng tốt nhất có thể chứ không phải mặt hàng rẻ nhất. Khi đã lỗ tới 25% số vốn
ban đầu thì tôi không biết phải tiếp tục thế nào nữa, ngoài việc ôm chặt số cổ
phiếu giảm giá qua từng ngày và tự an ủi bằng câu nói của Ông Warren Buffett “Nếu
bạn không đủ can đảm nhìn cổ phiếu của mình mất đi 40% giá trị thì bạn đừng nên
đầu tư.
Nhưng khi đọc lại chăm chú từng dòng chữ cuốn tiểu sử của
Warren Buffett thì tôi lại té ngửa vì lâu nay đã có bao người hiểu sai câu nói
của ông. Rà soát lại hầu hết các thương vụ đầu tư mà Warren Buffett đã thực hiện
thì chưa có thương vụ đầu tư nào của Warren Buffett phải trải qua giai đoạn
thua lỗ trên 10%.
Vậy thì con số 40% thua lỗ mà Warren Buffett nói tới là khả
năng chịu đựng của ông chứ không phải thực tế đã xảy ra. Còn tôi và bao nhiêu
người khác thì lỗ là đã xảy ra thật. Vậy mà tôi cũng như bao người cứ chắc mẩm:
đến Ông Warren Buffett còn thua lỗ tới 40% thì mình lỗ là như vậy cũng là thường
tình và một câu hỏi lóe lên trong tôi.
Tại
sao Ông Warren Buffett đã làm được vậy mà mình không làm được? Tại
sao những khoản đầu tư mà ông đã thực hiện đều sinh lời lớn và ít phải trải qua
những giai đoạn lỗ nặng? Bởi vì ông mua và có chọn lọc. Tôi tưởng tượng Warren
Buffett sẽ làm gì nếu ông bắt đầu với 100 triệu giống như tôi? Ông sẽ đặt ra
tiêu chuẩn mua vào:
- P/E < 20
- G > 20% trong 5 năm qua và 5 năm tới
- P/E/G < 1
- P/B < bình quân chung
ROE, ROA > 20% và ông kiên nhẫn tìm kiếm, nếu chưa tìm
được thì ông sẽ kiên quyết chờ đợi những cổ phiếu đang có giá khá cao giảm dần
về tiêu chuẩn ông mong đợi. Nếu tôi lựa chọn phương pháp của W.B để làm lại,
tôi cũng sẽ kiên nhẫn chờ đợi.
Nhưng ngoài W.B vẫn có những nhà đầu tư (đầu cơ) vĩ đại
khác? Tôi tiếp tục tìm kiếm các phương pháp đã được kiểm nghiệm qua thời gian,
sắp xếp theo thứ tự từ mới đến cũ.
Nguyên tắc hàng đầu: biết cắt giảm thua lỗ
Ngừng giao dịch khi không xác định được xu hướng của thị
trường
Chỉ mua cổ phiếu khi nó đạt một mức giá cao mới
Mua trung bình tăng (chứ không phải trung bình giảm)
Giữ lại cổ phiếu giảm giá, bán đi cổ phiếu đang tăng giá
khi đọc lướt qua, thực sự tôi không hiểu gì cả, tất cả những gì họ làm đều trái
với suy nghĩ thông thường của tôi. Nhưng càng ngẫm ngợi, càng đào sâu và so
sánh với kinh nghiệm thương đau của mình, tôi thấy những điều họ làm mới thực sự
là chân lý.
Đến lúc đó tôi mới thấm thía câu nói “Muốn thành công trên
thị trường chứng khoán hãy làm ngược với đám đông (ngược ở đây là phương pháp
chứ không phải hành động cụ thể). Vì tôi chỉ là một người hưu trí, không thể một
lúc áp dụng hiệu quả và sáng tạo được ngay những nguyên tắc trên, nên tôi sẽ vừa
học, vừa làm, vừa tìm hiểu dần để khắc phục khoản thua lỗ 25% trong thời gian
qua.
Hoang mang, dao động tìm mọi cách gỡ gạc ngay thay vì bình
tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ.
Giờ đây tôi đã bị lỗ 25% rồi, thực sự tôi bối rối kinh khoảng,
không biết làm gì cả ngoài một ý nghĩ trong đầu: “làm thế nào để gỡ lại nhanh
khoản thua lỗ vừa rồi” có nên mượn tiền để tất tay hay không.
Ngày nào tôi cũng có mặt trên sàn giao dịch của công ty chứng
khoán để dò tin tức, lang thang trên internet để tìm được sự đồng cảm, vồ lấy mọi
sự thông tin có tính an ủi: thị trường sẽ đảo chiều đi lên ngay trong ngắn hạn.
Quý trình dò hỏi tôi nhận được nhiều lời khuyên lắm, tập trung vào một số hướng
chính như sau:
Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ cho đến khi
tăng giá.
Bán ngay để giảm lỗ
Mua thêm vào để đánh giá bình quân giảm xuống
Tìm cách nhảy sóng, hay nhảy sạp gì đó mà các bạn trẻ hay
nhắc tới khi chưa học được thói quen bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua
lỗ thì có lẽ tôi đã làm ngay theo những hướng trên.
Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ tăng giá trở lại
Những người khuyên tôi như trên thị trường dựa vào một số lập
luận chính:
Giá giảm rồi giá sẽ tăng trở lại, trong quá khứ đã xảy ra
như vậy và những người kiên quyết sẽ đều lãi lớn.
Warren Buffett đã nói giảm 40% chưa vấn đề gì
Nền kinh tế tăng trưởng cực tốt
Nếu tôi nghe theo lời khuyên trên thì tôi phải làm gì? Có lẽ
tôi sẽ nhận được khoản tiền bán cổ phiếu của việc thua lỗ.
Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty làm ăn thua lỗ
Trong số cổ phiếu tôi đang nắm giữ, có cổ phiếu của công ty
đang làm ăn thua lỗ. Lẽ thông thường thì tôi đã phải bán ngay khi chúng bắt đầu
giảm giá và làm tôi thua lỗ. Nhưng với hy vọng cổ phiếu đó sẽ tăng giá trở lại
tôi lại chần chừ, bạn phải luôn hiểu một điều rằng bất cứ sự tăng giảm nào cũng
sẽ có một lý do của nó.
Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của công ty bị rơi vào tầm ngắm
của bầy thú điện tử. Thu gom, dìm giá, ép giá, kịch giá – từ trước tới giờ tôi
cứ nghĩ chúng tệ đến thế là cùng, nhưng hóa ra tất cả còn phải chào thua khi những
con kền kền chuyên ăn xác chết xuất hiện.
Ở một thị trường mới nổi thì những cổ phiếu ban đầu cũng đều
là những cổ phiếu thực sự tốt, khả năng phá sản hầu như không có, chỉ có mạnh
và yếu, thịnh suy mỗi lúc khác nhau.
Không xác định nổi xu hướng hiện tại
Sau khi thanh lý 40% số cổ phiếu thực sự không tốt, hiện
nay tôi có 40% tiền mặt và 60% cổ phiếu được coi là tốt. Tôi không biết phải
làm gì cả vì không xác định được xu hướng thị trường hiện tại là một sai lầm
khá phổ biến, lúc thị trường đi lên tôi cứ nghĩ nó sẽ tăng lên mãi, lúc nó bắt
đầu xuống tôi lại hoảng hốt cho là nó xuống mãi, tới lúc mới đi ngang tôi lại
mơ nó giật đùng đùng.
Bảo toàn vốn hay mua bán gỡ lại
Sau khi đã bán bớt các cổ phiếu đang ngày càng giảm giá tôi
thu về được một số tiền mặt, việc làm này hầu như có tính năng bản năng sinh tồn
thôi, nhưng bây giờ ngồi nghĩ lại những kiến thức đã học được và đối chiếu với
thực tế thị trường, tôi đã thấy mình đang thực hiện một cách vô thức những việc
mà nhà đầu cơ lớn đã làm: cắt giảm thua lỗ.
Note:
Quý độc giả của chúng tôi khi đọc đến đoạn này chắc
hẳn bạn là một người nghiêm túc muốn học hỏi, tích lũy kiến thức để tham gia
quá trình đầu tư sinh lời. Chúng tôi, phần nào đánh giá cao sự nghiêm túc, tìm
tòi, học hỏi của các bạn.
Bài 71 của ACESTOCK (chúng tôi) phát hành đến đây là kết thúc, cùng đón chờ những kiến thức cơ bản khác nhưng lại vô cùng hữu ích trong quá trình đầu tư của bạn mà ở Bài 72 mà chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian ngắn nhất.
ACESTOCK#luôn#đồng#hành#cùng#bạn.
0 Comments