Nghệ thuật bán hàng "Ớt có cay không?".
Những người bán ớt luôn gặp cùng một câu hỏi: “Ớt này có
cay không?”
Phải trả lời thế nào đây? Nói cay thì lỡ phải người không
thích ăn cay sẽ lập tức bỏ đi ngay và không mua nữa, Còn nói không cay thì lỡ
phải người thích ăn cay thì sao?
Một ngày rảnh rỗi, tôi đứng bên cạnh một gánh bán ớt của một
người phụ nữ, xem chị ta giải quyết vấn đề nghịch lý này như thế nào?
Nhân lúc chưa có người mua, tôi tự tỏ ra thông minh mách chị:
“chị chia ớt thành hai phần, gặp phải khách thích ăn cay thì chị chỉ phần bên
này, còn gặp khách không thích ăn cay thì chị chỉ phần bên kia”.
Chị bán ớt nhìn tôi cười và nói: “không cần phải nói thế”.
Đúng lúc này, có một khách hàng đến hỏi mua, câu hỏi quả
nhiên vẫn như cũ: “Ớt này có cay không?”
Chị bán hàng rất chắc chắn nói với họ: “quả đậm màu cay, quả
nhạt màu không cay”
Người mua nghe vậy liền tin là thật, chọn ớt, trả tiền rồi
vui vẻ rời đi.
Một lúc sau, những quả ớt nhạt màu còn lại chả còn là bao
nhiêu.
Một lúc nữa, lại có một người đến mua và vẫn câu hỏi như
cũ: “Ớt này có cay không?”.
Chị bán ớt nhìn gánh ớt của mình, trả lời một cách chắc chắn
“Quả dài cay, ngắn không cay”.
Quả nhiên, người mua nghe theo lời phân loại của chị để chọn
ớt. Và kết quả là chả mấy chốc, quả ớt dài cũng bán gần hết.
Nhìn vào gánh ớt còn lại của chị, toàn là ớt ngắn và đậm
màu thôi, tôi thầm nghĩ: “Lần này xem chị giải quyết thế nào”
Và khi một người mua nữa đến hỏi: “Ớt này có cay không”, chị
bán hàng vẫn rất tự tin trả lời rằng: “Quả cứng cay, mềm không cay”
Tôi thầm bái phục chị, không phải sao khi ớt bị phơi nắng cả
ngày thì rất nhiều quả bị mất nước mà mềm oặt lại.
Rồi chả mấy chốc, người phụ nữ bán ớt bán hết gánh ớt của
mình, trước khi về nhà chị nói với tôi: “Cách em bảo với chị, ai bán ớt cũng biết,
thế nhưng cách bán của chị thì chỉ có mình chị biết”
Nghe vậy tôi chợt nhận ra rằng: Sự khôn ngoan trong cuộc sống
có thể được viết thành sách, nhưng bạn không thể bê nguyên trong sách khi áp dụng
vào cuộc sống, bởi cuộc sống luôn sống động và đòi hỏi bạn phải linh hoạt và
sáng tạo.
Câu chuyện nhỏ ẩn chứa giá trị kinh doanh sâu sắc bởi những gì bạn bán đi, không hoàn toàn chỉ là hàng hóa, mà còn là một phần con người bạn. Chính vì thế:
1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán
đi chính là sự lễ phép.
2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều
cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều
bán đi chính là hiệu suất.
4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều
thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn
bán đi chính là sự tôn quý.
6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán
đi chính là lợi ích thiết thực.
7. Đối với những người thời thượng, điều bán
đi chính là sự sang trọng.
8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều
mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn
bán đi chính là sự phóng khoáng.
10. Đối với những người keo kiệt, điều thật
sự bán đi chính là lợi ích.
11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều
cần bán đi chính là sự phục vụ.
12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi
chính là vinh dự.
13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán
đi chính là sự tinh tế.
14. Đối với những người hiền lành, điều cần
bán đi chính là sự chân thành.
15. Đối với những người hay do dự, điều thật
sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.
Xây dựng giá trị kinh doanh nền tảng
Có nhiều phương thức để giới thiệu và quảng cáo cho sản phẩm của
bạn. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi: “Liệu sản phẩm của mình đã thực sự tốt như
mình giới thiệu?”, “ Nó có tạo ra sự khác biệt so với những sản phẩm cùng loại
không?” hay “Bao nhiêu khách hàng đã quay lại sử dụng
hay giới thiệu sản phẩm đó cho người khác?”
Đừng vội vàng kinh doanh khi không
nắm rõ vấn đề, đánh giá được thực lực của bạn cũng như nhu cầu của khách hàng.
Kinh doanh cần tầm nhìn sâu rộng, nhưng lắng nghe và cân nhắc ý kiến cùng với ý
thức trách nhiệm nghề nghiệp cũng cần được coi trọng.
0 Comments