Người thợ rèn làm mũ cho vua, nhổ gai cho hổ
Có người thợ rèn nọ thường gánh đổ nghề đi khắp làng để sửa
chữa đồ dùng cho mọi người. Vì ông làm việc khéo léo, lại tốt bụng và lấy giá
phải chăng nên có rất đông khách, cũng nhờ thế mà một mình ông có thể nuôi cả
gia đình.
Một hôm, khi ông đang gánh đồ nghề làm việc như mọi hôm thì
nghe tin hoàng thượng sắp đi qua đây, ông bèn vội tránh rào vệ đường và quỳ rạp
xuống. Không ngờ, ông có cảm giác như là tiếng vó ngựa rất gần mình. Ông tò mò
ngẩng lên thì thấy ngự giá của hoàng thượng đang ở ngay trước mặt.
Thấy sắc mặt ông tái mét, Hoàng thượng liền lên tiếng rằng
ông không có tội, chỉ là khi đi ngang qua người thợ rèn, thấy ông có gánh đồ
nghề nên nghĩ ông là người thợ sửa chữa. Lúc này vương miện của hoàng thượng
đang có mấy chỗ lỏng lẻo vì xe quá xóc nên ngài quyết định đỗ lại để sửa vương
miện.
Người thợ rèn vội quỳ xuống bắt đầu sửa vương miện. Nhà vua
thấy tay nghề của ông giỏi nên rất ưng ý, thưởng ngay cho ông một trăm lạng bạc.
Người thợ rèn sung sướng đa tạ đức vua và vội vàng trở về nhà, nhưng trên đường
ông lại nhìn thấy có một con hổ ở bên vệ đường. Ông vô cùng sợ hãi và toan bỏ
đi nhưng rồi lại định thần lại. Con hổ đang giơ cao một chân trước lên, nét mặt
lộ rõ vẻ đau đớn.
Ông lấy hết can đảm tiến về phía con hổ, phát hiện chân nó
bị một cái gai rất to đâm vào. Ông nhanh chóng lấy dụng cụ ra, giúp con hổ bỏ
cái gai đó đi. Con hổ tỏ ra biết ơn và đền ơn ông bằng một con hươu rất to. Vì
lẽ đó, người thợ rèn cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. Từ hôm đó, ông quyết
định không gánh đồ nghề đi khắp làng nữa mà treo một cái biển to trước nhà với
nội dung: “Chuyên sửa mũ cho vua, nhổ gai cho hổ”.
Nhưng cũng từ đó, việc làm ăn của ông ngày càng sa sút, khiến
gia đình thêm khốn đốn.
Bài học kinh doanh: Cơ hội là thứ đáng để nắm lấy, nhưng lúc nào cũng chỉ trông chờ vào cơ hội để mong cho công việc kinh doanh của mình phất lên thì điều này là không thể và chỉ dành cho những kẻ ảo tưởng. Có năng lực, muốn thành công trên thương trường phải có chiến lược rõ ràng. Xác định mục tiêu khách hàng và chiều theo nhu cầu khác hàng thì công việc kinh doanh mới tồn tại được.
0 Comments