Google Và Sự Lụi Tàn Của Đế Chế Yahoo - Bài Học Thành Công

Google Và Sự Lụi Tàn Của Đế Chế Yahoo - Bài Học Thành Công

Google và sự lụi tàn của đế chế Yahoo

Hơn một thập kỉ qua, thế giới công nghệ chứng kiến vô số những cuộc “đổi ngôi”, nhưng màn hoán đổi vị thế của hai gã khổng lồ Internet Yahoo và Google đọng lại nhiều cảm xúc nhất.

 

Vào đầu năm 2000, Yahoo là ông vua của Internet, sở hữu website được nhiều người truy cập nhất thế giới và có giá trị thị trường lên tới 125 tỷ USD. Khi đó, Google mới chỉ là một start – up đang chập chững đi nhưng bước đầu tiên trong lĩnh vực tìm kiếm.

 

Vậy mà vật đổi sao dời, công ty mẹ Alphabet của Google hiện nay là công ty lớn thứ hai thế giới, với giá thị trường là 516 tỷ đô. Và lợi nhuận năm ngoài đạt 4,36 tỷ USD trong năm ngoái, đã buộc phải “bán mình” cho công ty viễn thông Verizon với mức giá rẻ mạt 4.8 tỷ USD vào hôm 25/7.

 

Có nhiều yếu tố khiến cho định mệnh của hai ông lớn trên rẽ theo hai hướng khác nhau. Nhưng lý do chính được đưa ra sau đây sẽ lý giải tại sao Google lại thành công rực rỡ còn Yahoo thì thất bại thảm hại. Đó là vì Google có một đội ngũ lãnh đạo ổn định, luôn tập trung vào công nghệ và hướng đến mục tiêu kinh doanh quảng cáo trực tuyến.

 

Trái lại, thượng tầng lãnh đạo của Yahoo liên tục thay đổi trải qua 6 đời CEO khác nhau. Và những người cầm lái này thường tập trung vào mảng nội dung thay vì công nghệ, dẫn đến mô hình kinh doanh của Yahoo bị mâu thuẫn và thiếu hiệu quả.

 

Không giống như Google, xuất phát điểm của Yahoo không nằm ở công nghệ. Vào năm 1994, hai cựu sinh viên đại học Stanford, Jerry Yang và David Filo đã biên soạn bằng tay một danh sách gồm hàng trăm website xuất hiện trên internet mới còn sơ khai khi ấy. Họ đã thuê hàng chục nhân viên để xử lý thủ công yêu cầu xin gia nhập danh sách trên của các website khác, và sau đó thêm các dịch vụ như tin tức, email, phòng chat để cũng cố vị thế là công ty dẫn đầu Internet của mình.

 

Cũng là hai cựu sinh viên đại học Stanford, Larry Page và Sergey Brin lại chọn một con đường khác ở Google. Họ xây dựng một thuật toán phần mềm phức tạp tự động “lọc” Internet để thu thập nội dung. Đây chính là phương pháp hoàn toàn tự động nhanh chóng vượt cách làm thủ công của Yahoo và lớn mạnh dễ dàng hơn khi internet bùng nổ. Để rồi vào năm 2000, Yahoo đã phải thuê Google để phát triển công cụ tìm kiếm của mình.

 

“Google đã xây dựng được một công nghệ tìm kiếm tự động hùng mạnh trong khi Yahoo thì vẫn tiếp tục làm thủ công để xử lý các website”, Danny Sullivan, nhà sáng lập của website tìm kiếm Search Engine Land nói. “Và đến khi Yahoo muốn lật ngược thế cờ thì Google đã chiếm được ngôi vương trong lĩnh vực tìm kiếm rồi”.

 

Đội ngũ lãnh đạo của Google, hai nhà sáng lập và CEO Eric Schmidt vốn là những kỹ sư máy tính kỳ cựu, đã luôn tập trung vào công nghệ tìm kiếm. Chất lượng của công cụ tìm kiếm Google đã thu hút được hàng tỷ người dùng. Nhờ đó, Google đã có thể hái ra tiền bằng cách bán quảng cáo đặt cạnh các kết quả tìm kiếm.

 

Mảng kinh doanh quảng cáo của Google đã trở thành một trong những câu chuyện thành công nhất trong lịch sử thương mại hiện đại, chiếm gần 90% doanh thu 75 tỷ USD của tập đoàn này trong năm ngoái.

 

Yahoo nhìn thấy thành công đó và cố gắng bắt kịp đối thủ bằng cách mua lại các công ty chuyên về công nghệ tìm kiếm quảng cáo. Họ cũng chấm dứt quan hệ hợp tác với Google vào năm 2004 để thành lập một bộ phận kinh doanh riêng, cạnh tranh với chính Google. Nhưng Yahoo đã không thể thu hút các nhà quảng cáo, và tiếp tục tìm kiếm doanh thu từ mảng truyền thông. CEO hiện nay của Yahoo, trước là cựu giám đốc của Google, Marissa Mayer đã thử nhiều cách, bao gồm trả 20 triệu USD để giành quyền phát sóng giải vô địch bóng bầu dục Mỹ, nhưng không thể ngăn chặn đà lao dốc doanh thu của Yahoo.

 

Page và Brin là những người luôn đòi hỏi đội ngũ nhân sự của mình phải có kiến thức công nghệ tốt. Chính sách này đã giúp Google tạo ra 7 sản phẩm với ít nhất 1 tỷ người dùng, bao gồm Google Maps, Gmail, và phần mềm smartphone Android. Những dịch vụ trên đều giúp thúc đẩy mảng kinh doanh quảng cáo của Google.

 

Larry Kim, nhà sáng lập của công ty marketing trực tuyến Wordstream, hồi tưởng lại khi hai nhà sáng lập của Google yêu cầu anh nghĩ ra các thuật toán phức tạp trong một buổi phỏng vấn vào năm 2001. “Đây là những câu hỏi phức tạp về khoa học máy tính đối với vị trí lập trình viên cấp thấp. Tôi nghĩ Google đã được định hình văn hóa coi trọng kiến thức công nghệ từ các nhà sáng lập của mình”.

 

Page, Brin và Schmidt vẫn đang điều hành Alphabet và kiểm soát đa số cổ phần. Điều này giúp họ áp dụng được chiến lược nhất quán cho công ty. Bộ ba lãnh đạo này nói họ thành lập Alphabet để tìm kiếm công nghệ đột phá mới. Trong khi đó, Yahoo thì gần như chẳng có sáng tạo nào sau khi lên đến đỉnh cao.

Post a Comment

0 Comments