Năm
1978 J. Welles Wilder giới thiệu chỉ số RSI, từ đó đến nay RSI và trở thành một
trong các chỉ số phổ biến và hiệu quả được sử dụng trong phân tích kỹ thuật.
Đây là một chỉ số thuộc nhóm các phương pháp tương quan phản ánh tương quan sức
mạnh sự tăng giá và giảm giá trong một thời kỳ.
Tính toán RSI
RSI
phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một CP trong một
thời kỳ xác định bằng cách lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá
trung bình các phiên giảm trong thời kỳ đó.
Gọi
n là số các phiên trong thời kỳ xác định cần tính RSI.
Gọi
giá trung bình các phiên tăng trong n phiên là AIn = Tổng giá các phiên tăng /
n
Gọi
giá trung bình các phiên giảm trong n phiên là ADn = Tổng giá các phiên giảm /
n
Chỉ
số sức bền tương đối được tính bằng công thức
RSI
= 100 – 100 / (1 + RS) (1)
Trong
đó RS = AIn / ADn là tỷ số giá trung bình các phiên tăng và giá trung bình các
phiên giảm
Xét
ví dụ về một phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trung bình động.
Giá
CK trong 5 phiên đến ngày 18/05/2007 của Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai – Mã CK
DNP
Ngày |
Giá |
Thay đổi |
%thay đổi |
Khối lượng |
18/05 |
76.000 |
2.000 |
2,70% |
56.350 |
17/05 |
74.000 |
2.000 |
2,78% |
36.190 |
16/05 |
72.000 |
-3.500 |
-4,64% |
43.350 |
15/05 |
75.500 |
3.500 |
4,86% |
30.550 |
14/05 |
72.000 |
3.000 |
4,35% |
52.750 |
(Nguồn SSI)
Trung
bình sự thay đổi giá các phiên tăng trong 5 phiên
AG
= (2.000 + 2.000 + 3.500 + 3.000) / 5 = 2.100
Trung
bình sự thay đổi giá các phiên giảm trong 5 phiên
AL
= (3.500) / 5 = 700
Hệ
số tương quan phản ánh giữa sức tăng và sức giảm giá là tỷ số AG/AL, quy chuẩn
về thang 100 sẽ tính được RSI là:
RSI
= 100 – 100/ (1 + AG/AL) = 75
Ý nghĩa sử dụng RSI
Ý nghĩa
RSI
xác định tương quan sức mạnh giữa phe mua và phe bán bằng cách phản ánh tỷ số
tăng giá và tỷ số tăng giá vào giá trị của RSI. Giá trị này nằm trong khoảng 0
đến 100.
Giá
trị 50 của RSI gọi là giá tị trung bình tại đây sức mua và bán có tương quan
ngang bằng nhau. RSI lớn hơn 50 và càng lớn thì phản ánh sức mua càng lớn hơn
sức bán, giá cả đang tăng. RSI nhỏ hơn 50 và càng nhỏ thì phản hánh sức bán
càng lớn hơn sức mua, giá cả đang xuống.
RSI
có hai ngưỡng siêu mua và siêu bán là 70 và 30, nếu giá trị của RSI lớn hơn 70
thị trường đang ở trạng thái siêu mua với sự áp đảo của phe mua, nếu RSI nhỏ
hơn 30 thị trường đang ở ngưỡng siêu bán và phe bán đang áp đảo
Số
phiên (giá trị của n) sử dụng để tính trung bình giá các phiên tăng và giá các
phiên giảm càng lớn thì RSI càng chính xác theo ý nghĩa của công thức là phản
ánh tương quan sức tăng và sức giảm của giá. Tác giả J. Welles Wilder cho rằng
nên lấy 14 phiên để tính RSI.
Sử dụng RSI
Như mọi loại máy hiển thị dao động kác, phân tích
RSI dựa vào 3 ngưỡng:
· Siêu mua: mọi giá trị RSI ≥ 70 được gọi là siêu
mua.
· Siêu bán: mọi giá trị RSI ≤ 30 được gọi là siêu bán.
Trung bình: Ngưỡng 50 được gọi là trung bình, RSI > 50 báo hiệu về sự thắng thế của phe mua, RSI < 50 báo hiệu sự thắng thế của phe bán
MACD – TRUNG BÌNH ĐỘNG HỘI TỤ/PHÂN KỲ
Kể
từ khi được Gerald Appel giới thiệu, MACD đã trở thành một trong những công cụ
phân tích kỹ thuật đơn giản và tin cậy nhất. MACD được tính toán dựa trên hiệu
số của hai đường trung bình động dài hạn và ngắn hạn, giá trị trả về thuộc nhóm
phân tích tương quan: tương quan giữa trung bình động dài hạn và trung bình
động ngắn hạn.
1.Tính toán
Về
mặt tính toán MACD lấy một giá trị trung bình động của giá trong ngắn hạn trừ
cho giá trị trung bình động trong dài hạn. Thông thường MACD sử dụng EMA – 12
làm trung bình động ngắn hạn và EMA – 26 làm trung bình động dài hạn và cho
hiệu số trên.
1.
Đường MACD : Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất ( EMA
12 ) Trừ đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất ( EMA 26 )
2.
Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD
3.
Đường biểu đồ MACD : là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD
Như
vậy nếu MACD > 0 thì trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài
hạn.Nếu MACD < 0 thì trung bình động dài hạn nhỏ hơn trung bình động ngắn
hạn.
Đồ
thị các giá trị của MACD là một máy hiển thị dao động phản ánh tương quan giữa
trung bình động ngắn hạn và trung bình động dài hạn. Thông thường đồ thị này
được vẽ kèm với đồ thị trung bình động EMA – 9 của chính MACD và đồ thị MACD –
Histogram là hiệu số của MACD và trung bình động EMA – 9 của chính MACD. Về
MACD – Histogram sẽ được nêu trong một bài khác.
2. Ý nghĩa
So
với các phương pháp phân tích khác, MACD thuộc về cả hai nhóm phân tích xu thế
và phân tích tương quan, MACD vừa chỉ ra xu thế của thị trường vừa xác định các
tín hiệu mua và bán trên cùng một đồ thị.
Như
đã biết trong bài viết về trung bình động, khoảng cách giữa trung bình động
ngắn hạn và trung bình động dài hạn thể hiện xu thế tăng hoặc giảm của thị
trường. Nếu trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn thì xu thế
là tăng giá và MACD có giá trị dương. Nếu giá trị MACD dương và ngày càng lớn
thì xu thế thị trường tăng ngày càng mạnh, phe bò tót ngày càng thắng áp đảo.
Nếu trung bình động ngắn hạn nhỏ hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là giảm
giá và MACD có giá trị âm. Nếu giá trị MACD âm và ngày càng nhỏ thì xu thế thị
trường giảm ngày càng mạnh, phe gấu ngày càng thắng áp đảo. Đường trung bình
của MCAD là 0 nơi mà trung bình động giá ngắn hạn gặp trung bình động giá dài
hạn, tại đây bắt đầu có sự đổi chiều về xu thế của thị trường.
Ví
dụ về MCAD giá cổ phiếu Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai – DNP
Nguồn ảnh đồ thị vietstock
· Đồ thị trên tại các thời điểm số 1 và 2, đường MACD
(Màu xanh) giao cắt đường zero, tại đây các đường đồ thj trung bình động EMA –
12 và EMA – 26 giao cắt nhau trên đồ thị giá.
· Trên đồ thị MACD, đường EMA – 9 của chính MACD được
vẽ trên cùng đồ thị với màu tím và MACD – Histogram được vẽ trên cùng đồ thị
với các cột màu xanh dương.
3. Sử dụng MACD
Khi
sử dụng MACD cần chú ý các tín hiệu sau để phát lênh mua hoặc bán:
· Sự giao cắt giữa MCAD
và đường trung bình động EMA của chính MACD: Nếu đường MACD ở cắt đường trung
bình động EMA của chính nó và đi xuống dưới đường này thì đó là tín hiệu bán ra
để cắt lỗ. Nếu đường MACD cắt đường EMA của chính nó và đi lên trên đường này
thì đó là tín hiệu mua vào. Sự giao cắt này được gọi là cò súng khai hỏa các
tín hiệu mua và bán khác chính xác. Tuy nhiên cũng chú ý rằng khi các tín hiệu
này xảy ra thì thường sự việc đã xảy ra rồi. Tuy không thể mua đáy bán đỉnh
được nhưng việc bạn sớm mua vào hay bán ra ở đầu một xu thế lên giá hoặc giảm
giá cũng là một món hời.
· Sự giao cắt giữa MCAD
và đường zero. Sự giao cắt này chỉ là sự khẳng định lại tăng phần chắc chắn về
xu thế mà các phép phân tích khác chỉ ra. Thông thường sự giao cắt này xảy ra
khá muộn với độ trễ lớn nhất là khi sử dụng MCAD với hai đường trung bình động
trong 9 ngày và 26 ngày. Do đó không thể dùng sự giao cắt này làm tín hiệu để
phát lệnh mua/bán.
Các
tín hiệu trên cần kết hợp với nhiều tín hiệu trên các phân tích khác để có kết
quả chính xác hơn.
· Xác định xu thế tăng
hoặc giảm hoặc dập dềnh.
· Các dấu hiện về phân
kỳ âm, phân kỳ dương.
· Ngưỡng siêu mua/siêu
bán
Khi
phối hợp các tín hiệu trên với nau cần nhớ đến nghịch lý của việc áp dụng phân
tích kỹ thuật: Việc áp dụng và chờ đợi càng nhiều tín hiệu để tăng phần khẳng
định chính xác hơn của một quyết định mua bán có thể làm tăng phần chậm trễ cho
quyết định mua bán đó và ngược lại việc áp dụng quá ít tín hiệu để ra quyết
định mua bán cho kịp thời cơ có thể lại kém phần chính xác. Quyết định chính
xác nhất là không quyết định.
Xét
ví dụ sau về giá của chứng chỉ quỹ VF1:
· Trong giai đoạn cuối
tháng 2 năm 2007, RSI đạt trên ngưỡng 50 và tiến dần đến ngưỡng siêu mua, phân
kỳ dương xuất hiện và có sự giao cắt giữa MACD và đường trung bình động của
chính nó tại thời điểm số (1) là tín hiệu mua vào. Từ lúc đó cho đến thời điểm
số (2) (giao đoạn ngay trước và ngay sau tết), thị trường có dạng dập dềnh
nhưng MACD luôn ở trên đường trung bình động EMA của chính nó vì vậy nhà đầu tư
vẫn ôm chặt chứng chỉ quỹ của VF1 chờ thời.
· Sang đầu tháng 3 giá
của VF1 vẫn tăng tốt, ngưỡg siêu mua đã bị xuyên phá tại thời điểm số (2). Sang
đến giữa tháng 3 tại thời điểm số (3), MACD đã giao cắt đường trung bình động
EMA của chính nó và đi xuống dưới đường này, các tín hiệu trên đồ thị RSI đã
phá vỡ và đi xuống dưới ngưỡng siêu mua cùng với sự xuất hiện của phân kỳ dương
khẳng định đã đến lúc cần phải rút lui khỏi thị truờng.
· Vào giữa tháng 4, tại
thời điểm số (4), lúc này RSI đã phá vỡ ngưỡng siêu bán và đi lên trên giá trị
này, phân kỳ dương xuất hiện cho thấy sự khởi sắc của thị trường. sự giao cắt
giữa MACD và EMA của chính nó báo hiệu tín hiệu mua vào. Tuy nhiên sự giao cắt
này không đảm bảo một sự chắc chắn cho những sự kiện bất ngờ xảy ra sau đó đối
việc phát hành của chứng chỉ quỹ VF1 đã đẩy giá của VF1 tụt dốc.
Hãy
chú ý đến các thời điểm RSI xuyên phá các ngưỡng siêu mua, siêu bán và sự giao
cắt của MACD và các đường trung bình động EMA của chính nó xảy ra sau đó trên
đồ thị giá của cổ phiếu của công ty Cổ phần Hàng Hải Hà Nôi (MHC).
0 Comments