A C E |
Giới thiệu
Những người yêu thích
phân tích kỹ thuật không lạ gì với lý thuyết sóng Elliot – lấy theo tên tác giả
là Ông Ralph Nelson Elliott (1871-1948). Bản chất lý thuyết này được Elliot
phát hiện dựa vào thống kê tổng hợp các số liệu trong quá khứ: lý thuyết này
khẳng định rằng một chu kỳ tăng giá tuân theo 5 sóng chủ và 3 sóng điều chỉnh.
· Sóng chủ 1. Tích lũy xuất phát từ thị trường suy thoái và còn yếu,
rất khó nhận ra sóng số 1 này. Do vừa mới thoát ra thị trường suy thoái nên đầu
tư và lúc này mang tính chất mạo hiểm, không hấp dẫn với các nhà đầu tư do
không có nhiều kỳ vọng vào sự hồi phục của thị trường.
· Sóng chủ 2. Phân phối điều chỉnh lại sóng 1, nhiều nhà đầu tư thực
hiện “bán lúa non” do tâm lý hoảng sợ dưới ảnh hưởng của đợt suy thoái trước.
Tuy nhiên sóng 2 này thực sự là cuộc kiểm tra về sự hồi phục của thị trường nếu điểm
thấp nhất của sóng 2 cao hơn điểm xuất phát của sóng 1, điều này khẳng định
tính chắc chắn của sự phục hồi, các nhà đầu tư đã hưng phấn hơn và các
quỹ đầu tư đang thực sự mua vào.
· Sóng chủ 3. Vượt qua đợt điều chỉnh tại sóng 2, tâm lý nhà đầu
tư phấn khích và tin tưởng thị trường hơn. Điểm cao nhất của sóng
3 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 theo tỷ lệ 1,618/1.
· Sóng chủ 4. Điều chỉnh và phân phối lại sóng 3 do nhà đầu tư vẫn
chưa thoát khỏi ảnh hưởng của thị trường suy thoái, thực hiện bán ra để thu lời
khi cảm nhận thấy có lãi. Sóng 4 điều chỉnh ở mức 0.382 – 0.618 của
sóng 3.
· Sóng chủ 5. Các nhà đầu tư thực sự phấn khích thoát hẳn ảnh
hưởng của đợt suy thoái. Tuy nhiên đợt sóng đang đến lúc cao trào,
việc tham gia vào thị trường lúc này thực sự nguy hiểm.
· Sóng điều chỉnh A. Thị trường đã bắt đầu điều chỉnh
đi vào suy thoái. Mặc dù giá xuống nhưng các nhà đầu tư vẫn tin tưởng
và rất phấn khích với thị trường, các quỹ đầu tư bắt đầu ngừng thu gom khi đã
mua đủ số lượng theo kế hoạch.
· Sóng điều chỉnh B: Sóng B là sự kiểm tra lại tín hiệu
về khả năng suy thoái. Giá tăng trở lại nhưng đỉnh không vượt qua đỉnh của sóng
5, tuy nhiên khối lượng giao dịch thấp và giá có thể đi ngang. Các quỹ
đầu tư đã ngừng hẳn thu gom, các nhà đầu tư vẫn tin tưởng thị trường nhưng đã
có sự hoảng loạn xuất hiện. Các tín hiệu này khẳng định thị trường đã vượt qua
trạng thái đỉnh điểm và sẵn sàng đi vào suy thoái bất kể lúc nào.
· Sóng điều chỉnh C: Con gấu đã thực sự trưởng thành lấn át bò
tót, thị trường bắt đầu đi vào suy thoái. Điểm thấp nhất của sóng
C thấp hơn điểm thấp nhất của sóng A ít nhất 1.618 lần
Ý nghĩa
Nếu đối chiếu với
nguyên tắc ngày phân phối sẽ nhận ra các điểm tương đồng. trong đó các
sóng số 2, 4, A, C tương ứng với các ngày phân phối phù hợp với
tâm lý hành vi của các nhà đầu tư. Tuy nhiên cần chú ý rằng ngày
phân phối không chỉ là các ngày giảm giá: đó có thể là các ngày có khối lượng
giao dịch đột biến, hoặc vẫn tăng giá nhưng giá tăng chậm lại.
Hơn nữa cần phải tránh
máy móc và suy rộng hơn khi áp dụng sóng Elliot cũng như ngày phân phối. Hai lý
thuyết này không khẳng định tất yếu đến đợt sóng thứ 5 hay sau ba ngày phân phối
thì giá sẽ đi theo chiều hướng giảm mà cần phải hiểu là: khi đến đợt sóng thứ 5
hoặc sau 3 đợt phân phối thì xác suất giá giảm sẽ cao hơn (đến 70%) và sẽ là
thiếu khôn ngoan nếu tăng cường mua chứng khoán vào thời điểm này thay vì lên
kế hoạch sẵn sàng bán ra. Thực tế ngày nay đã có nhiều đợt sóng elliot kéo dài
hơn 5 đợt sóng hoặc hơn 3 ngày phân phối.
Cách sử dụng Elliot
Hãy
quan sát về sóng Elliot trên đồ thị VN-Index trong đợt sốt chứng khoán từ tháng
11/2006 cho đến tháng 04/2007. Sóng đỉnh cao nhất là sóng 5 diễn ra vào cuối
tháng 02 đầu tháng 03/2007, do đợt sốt quá nóng nên bản thân sóng 5 không tạo
thành đỉnh nhọn theo đúng lý thuyết nội dung của sóng này tạo thành một đợt
sóng Elliot nhỏ do niềm tin vào thị trường của các nhà đầu tư vẫn còn rất lớn.
Xét
ví dụ về công ty Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới – BT6
Đồ
thị BT6 cho thấy có 2 đợt sóng dạng Elliot từ tháng 01/2007 đến đầu tháng
03/2007 và giữa tháng 04/2007 đến giữa tháng 06/2007. Qua đồ thị của
BT6 chúng ta dễ nhận thấy sóng chủ có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 5 sóng so với
lý thuyết. Vấn đề ở đây là phần lớn số sóng chủ là từ 5 sóng trở lên và khi
số sóng chủ đã đạt đến 5 sóng thì khả năng thị trường xoay chiều là rất lớn,
trạng thái nhà đầu tư đang phấn khích và rất dễ xì hơi, lúc này cần hạn chế mua
vào và có một kế hoạch để bán cổ phiếu.
Nếu
để ý đến đồ thị MACD sẽ thấy khi đường MACD vượt lên trên đường trung bình động
EXP của chính nó là tín hiệu mua vào rất sát với sóng chủ 3 và khi đường MACD
cắt và đi xuống dưới đường trung bình động EXP của chính nó là tín hiệu bán ra
rất sát với sóng điều chỉnh B.
Xét
lại ví dụ về công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết – BBT với phương pháp độ rộng dải
băng Bollinger – Bollinger Band Width – BBW
Để ý rằng khi sóng Elliot đến cao trào và xuất hiện các sóng điều chỉnh A, B, C cũng là lúc BBW đạt đỉnh với giá trị rất lớn (thời điểm có các đường kẻ màu đỏ). Trong đợt tăng giá theo sóng Elliot, BBW lập các đỉnh và đáy tại lân cận các sóng 2 và 4.
0 Comments